Đường kinh tiểu trường

Kinh Tiểu trường

  • Đường đi: Đường kinh bắt đầu từ huyệt Thiếu trạch nằm cạnh góc ngoài móng tay út, đi dọc theo mé ngoài của tay, qua khuỷu tay rồi vòng lên bả vai, qua gò má và kết thúc tại huyệt Thính cung nằm phía trước gờ tai.
  • Giờ hoạt động mạnh nhất từ 1 đến 3 giờ chiều. 
  • Liên hệ biểu lý với kinh Tâm
  • Chức năng: Tiểu trường nối với đại trường, là nơi tiếp nhân, hấp thu và truyền dẫn chất dinh dưỡng từ thức ăn đã qua tiêu hoá đến khắp cơ thể. Ruột non có mối quan hệ mật thiết với tim. Tâm hoả làm ấm ruột non, giúp ruột non hấp thu dưỡng chất, bài tiết chất thải, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với Tỳ và Vị.
  • Cơ quan liên hệ: tai, tuyến nước bọt, amidan, răng, mắt và ruột non.

Huyệt thường dùng


1- Huyệt Thiếu trạch – Thông tuyến sữa
Vị trí: nằm ở cạnh góc ngoài móng tay út.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có tách dụng thông kinh lạc, thanh nhiệt, tỉnh thần, thúc đẩy sự hấp thu dưỡng chất của ruột non và làm thông tuyến sữa. Trước khi sinh, thai phụ nên thường xuyên xoa bóp huyệt Thiếu trạch, huyệt Đản trung và bầu ngực để tuyến sữa được thông suốt. Dùng ngón tay tay ấn huyệt mỗi lần từ 1-3 phút từng bên, kích thích huyệt ở hai bên tay. Kết hợp huyệt này với huyệt Thính cung giúp chữa ù tai và điếc tai.

2- Huyệt Hậu khê – Trị đau lưng, đau cổ
Vị trí: Nắm chặt bàn tay, nơi thịt lõm vào ở mé bàn tay, phía trong khớp xương ngón út là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng chủ yếu là trị các bệnh về xương sống. Day bấm huyệt này bằng ngón trỏ, mỗi lần có thể day từ 1-5 phút, hoặc đến khi nào có tác dụng thì ngừng, nên day cả hai bên. Trường hợp bị vẹo cổ cấp, nên day ấn thêm với huyệt Liệt khuyết, Ngoại quan. Trường hợp đau lưng cấp, có thể ấn mạnh vào Hậu khê, tiếp tục ấn vào Uỷ trung kết hợp với điểm đau tại chỗ, sẽ giúp tạm thời cắt được cơn đau.

3- Huyệt Dưỡng lão – Trị tàn nhang và đồi mồi
Vị trí: Lòng bàn tay úp, ngón trỏ của tay còn lại ấn lên mỏm trâm trụ. Xoay lòng bàn tay về phía ngực sẽ thấy mỏm trâm này mở ra, cơ lõm xuống, chỗ lõm được tạo ra đó là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: day ấn huyệt 1 -2 lần một ngày, mỗi lần từ 3-5 phút mỗi bên. Khi day ấn để chăm sóc da mặt, thì kết hợp với huyệt Hợp cốc giúp giữ ẩm da và Ế phong làm căng da.

4- Huyệt Thiên tôn – Trị đau nhức vai và cánh tay 
Vị trí: Xác định vị trí của xương hình tam giác ở bả vai, sau đò lần từ trên xuống đến điểm lõm ở giữa, đây chính là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Khi ngồi làm việc lâu khiến cho cổ và vai đơ cứng, lưng đau, tay mỏi. Lúc này, nếu day ấn huyệt Thiên tông sẽ có cảm giác nhức mỏi dữ dội, cảm giác này thậm chí còn lan rộng đến ngón tay. Khi bấm huyệt, dùng ngón cái day ấn 1-3 phút, kết hợp với vận động cánh tay để thả lỏng toàn bộ cơ bắp vùng vai nhằm hết nhức mỏi nhanh hơn.

5- Huyệt Thính cung – Trị chứng ù tai và điếc tai
Vị trí: Khi há miệng, nơi mõm xuống phía trước gờ tai chính là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: day ấn huyệt bằng ngón trỏ, mỗi lần từ 1-3 phút, day vừa phải, tạo cảm giác căng tức. Có tác dụng trị liệu ù tai, điếc tai, bệnh về răng hàm mặt như liệt thần kinh mặt, đau răng. Huyệt giúp mắt và tai tinh tường hơn.

Nguồn: Hoctrilieu.com