TINH DẦU TRÀM
Melaleuca Essential Oil

1. Giới thiệu về tinh dầu Tràm – Lê Quế

  • Nguồn nguyên liệu: Hải Lăng, Quảng Trị
  • Phương pháp chiết xuất: Chưng cất lôi cuốn hơi nước
  • Đặc điểm: Màu trong suốt đến vàng nhạt, hương lá tràm đặc trưng.
  • Thành phần tinh dầu:
Eucalyptol 54,4
ɣ-Terpinene 9,9
α-Terpinelen 9,2
Limonene 5,1
α-Pinene 3,3
Sabine, Linalool, ….

Eucaliptol là một chất kháng sinh tự nhiên có đặc tính sát khuẩn mạnh, đây là thành phần có trong trong nhiều loại nước súc miệng.

2. Công dụng

  • Sát khuẩn, long đờm, hỗ trợ các trường hợp viêm hệ hô hấp, ức chế các cơn ho mới phát
  • Hỗ trợ hiệu quả trong các trường hợp cảm mạo, nhiễm gió độc cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ nhỏ
  • Xoa bóp cho phụ nữ sau sinh, người già giúp  giảm đau, tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị nhức mỏi cơ khớp
  • Làm dịu vết côn trùng đốt, mẩn ngứa
  • Do đặc tính là sát khuẩn diệt trùng nên tinh dầu Tràm có thể dùng để phòng chống một số bệnh mới trong đó có H1N1 bằng cách rửa tay

3. Cách sử dụng

Với ho, cảm mạo, nhiễm gió độc, viêm đường hô hấp:

  • Xông phòng: dùng kết hợp với đèn xông tinh dầu hoặc máy khuyến tán hương, nhỏ từ 5-10 giọt tinh dầu, hơi nước sẽ mang tinh dầu khuếch tán ra khắp phòng. Khi xông không nên đóng kín phòng.
  • Bôi lên quần áo, chăn màn, giấy, bông,… hoặc dùng lọ treo khuếch tán tinh dầu trong không gian nhỏ
  • Xông mặt: Nhỏ 1 giọt tinh dầu vào bát nước nóng già và ủ khăn lên, hít thở đều trong khoảng 10 phút
  • Tắm: Dùng 2-12 giọt tinh dầu (pha với chất phân tán, dầu nền, muối,…) vào bồn hoặc châu nước tắm, giúp thư giãn tinh thần, phòng chống ho cúm hiệu quả
  • Đối với trẻ nhỏ: Pha tinh dầu cùng dầu nền (tinh dầu khoảng 10% trở xuống) và xoa lên lưng ngực, lòng bàn tay chân sau đó mát-xa (làm nóng tay trước khi mát-xa) giúp phòng và hỗ trợ điều trị ho cúm (không để trẻ ngậm tay sau khi xoa tinh dầu)
  • Lưu ý: Với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi: pha với dầu nền trước khi mát-xa cho trẻ, không xoa hỗn hợp lên vùng mặt của trẻ

Giảm sưng đau, mẩn ngứa:
Pha sẵn 1 lọ hỗn hợp tinh dầu tràm với dầu nền (dầu dừa, dầu mè, dầu mù u) trong đó tinh dầu chiếm khoảng 10% còn trên 90% là dần nền để:

  • Bôi vào vết côn trùng cắn để giảm sưng, ngứa
  • Mát-xa nhẹ nhàng giúp giảm đau khớp,mỏi cơ và phụ nữ sau sinh
  • Với trường hợp mát-xa giảm đau nhức xương khớp có thể kết hợp cùng một số loại tinh dầu khác: gừng, gừng gió, long não, hương thảo.

4. Hạn sử dụng và bảo quản

  • Hạn sử dụng 3 năm kể từ ngày sản xuất
  • Để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
  • Đậy nắp kín sau khi sử dụng
  • Để xa tầm tay trẻ em.

5. Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm

  • Khi tinh dầu bị đổ ra ngoài, dùng gang tay lau sạch, lau lại bằng nước ấm hoặc cồn và làm thoáng không gian để tinh dầu bay hơi hết.
  • Khi tinh dầu đổ lên da, rửa ngay lại bằng xà phòng
  • Ngưng sử dụng nếu có mùi lạ hoặc xảy ra dị ứng.
  • Không sử dụng để ăn, uống trừ khi có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không để tinh dầu rơi vào mắt hoặc các vết thương hở.
  • Hạn chế bôi tinh dầu tràm trực tiếp tinh dầu lên da (nên pha loãng với dầu nền).
  • Phụ nữ mang thai cẩn trọng khi sử dụng tinh dầu, trong 3 tháng đầu tuyệt đối không được sử dụng.
  • Khi xông phòng nên để phòng thoáng, không được đóng kín hoàn toàn
  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi: pha với dầu nền trước khi mát-xa cho trẻ, không xoa hỗn hợp chứa tinh dầu tràm hoặc khuynh diệp lên vùng mặt của trẻ

6. Lưu ý trước khi sử dụng tinh dầu

Trước khi sử dụng một loại tinh dầu hay dầu hoặc hỗn hợp bất kỳ hãy kiểm tra xem nó có gây kích ứng da hay không (patch test). Để thực hiện patch test:

  • Rửa sạch vùng da làm patch test (phía trong cổ tay hoặc ngay dưới tai
  • Nhỏ hỗn hợp lên và dán băng kín
  • Kiểm tra lại vùng da sau 24h
  • Nếu xảy ra kích ứng, hãy rửa kỹ ngay lập tức và tránh sử dụng hỗn hợp
  • Nếu không xảy ra kích ứng, bạn có thể sử dụng theo hướng dẫn

Phân biệt tinh dầu tràm thật và giả: https://tinhdauleque.com/phan-biet-tinh-dau-tram-nguyen-chat-khong-nguyen-chat/