Kinh Tam tiêu

  • Đường đi: Bắt đầu từ huyệt Quan xung ở gần gó ngoài móng tay áp út, chạy dọc theo đường giữa mặt ngoài cánh tay, qua cổ rồi vòng lên phía sau tai, cuối cùng kết thúc tại huyệt Ty trúc không ở đuôi chân mày.
  • Giờ hoạt động mạnh nhất từ 9 đến 11 giờ tối, vì vậy ngủ trước 11 giờ tối để tránh mất cân bằng nội tiết tố.
  • Liên hệ biểu lý với kinh Tâm bào 
  • Chức năng: Theo kinh lạc học, tim, phổi ở khoang ngực thuộc “thượng liêu”; lá lách, dạ dày, gan, mật ở giữa ngực và rốn thuộc “trung tiêu”; đại tràng, ruột non, thận, bàng quang ở phía dưới rốn thuộc “hạ liêu”. Thương liêu cung cấp dưỡng chất cho mọi bộ phận trong cơ thể thông qua khí huyết; trung tiêu tiêu hoá thức ăn và hấp thu dưỡng chất; còn hạ tiêu bài tiết chất thải. Tam tiêu như một “hệ thống màng” kiểm soát nội tiết tố của cơ thể. Nếu nội tiết tốt mất cân bằng thì hoạt động của các cơ quan sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khoẻ suy yếu. 
  • Cơ quan liên hệ: tai, mắt, đầu, tuyến nước bọt, amidan và hệ thống màng.

Huyệt thường dùng

1- Huyệt Quan xung – Trị đau nửa đầu
Vị trí: Nằm ở cách góc ngoài móng tay áp út 1 phân
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng thanh nhiệt, tỉnh thần, ngàoi ra còn trị được các bệnh thuộc vùng đầu và mặt như đau nửa đầu, ù tai, điếc tai. Day ấn huyệt bằng đầu móng tay từ 2-5 phút hoặc cho tới khi triệu chứng bệnh giảm bớt.

2- Huyệt Trung chử – Trị đau thần kinh toạ
Vị trí: Lật úp bàn tay, 5 ngón tay xoè ra, điểm nằm trên mu bàn tay, tại chỗ lõm giữa hai đầu xương bàn tay thứ 4 và thứ 5 là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng thông gân lợi khớp và trị các chứng viêm khớp xương, đau thần kinh toạ, đau cổ vai gáy. Tự day bấm mỗi lần 2- 5 phút, huyệt này có độ nhạy cảm cao, nên khi bấm vào có cảm giác căng tức nặng.

3- Huyệt Ngoại quan – Kết hợp với Ngoại quant trị được chứng sợ nóng lạnh
Vị trí: Huyệt nằm ở trên mặt ngaoif cánh tay, cách điểm giữa ngấn cổ tay khoảng 2 thốn.
Kĩ thuật trị liệu: là một trong 3 huyệt chữa đau cổ cấp là Liệt khuyết và Hậu khê. Kết hợp với Nội quan chữa bệnh trên nóng dưới lạnh, hay mùa đông sợ lạnh, mùa hè sợ nóng.

4- Huyệt Kiên liêu – Huyệt trị đau vai
Vị trí: bàn tay nắm đồng thời khuỷu tay gập lại và hướng đầu khuỷu tay lên trên, dùng sức gồm để ơ tay nổi lên. Chỗ lõm nhỏ xuất hiện phía sau vai là huyệt.
Kĩ thuật trị liệu: Là huyệt vị điều khiển cử động của khớp vai, Vì thế, khi bị viêm hay đau khớp vai, ta hãy vỗ vào huyệt này để giảm đau nhanh chóng. Có thể vỗ từ 30-50 cái, hoặc day bấm, cứu ngải 3-5 phút.

5- Huyệt Ế phong – Trị đau dây thần kinh sinh ba
Vị trí: Nằm tại chõ lõm phía sau dái tai.
Kĩ thuật trị liệu: Do nằm ở gần tai nên nó giúp đả thông kinh khí ở vùng tai và được dùng để trị chứng ù tai, điếc tai do bế khí. Ngoài ra, huyệt còn trị được chứng bệnh liên quan đến thần kinh số 7 và số 5. Đây là một trong 3 huyệt là đẹp cùng với Hợp cốc, Dưỡng Lão.

Nguồn: Hoctrilieu.com