Yếu tố quan trọng nhất khiến cho một loại dầu có hợp với da dầu hay không là tỷ lệ linoleic acid và oleic acid trong thành phần hóa học của dầu. Linoleic acid và oleic acid được xem là nhóm acid béo thiết yếu cho làn da và cơ thể.

  • Oleic Acid (omega-9 fatty acid): Loại acid béo làm cho dầu có kết cấu dày, đặc và cho độ dưỡng ẩm cao. Những loại chứa nhiều oleic acid sẽ phù hợp với những làn da khô bẩm sinh. Vì làn da khô khi lớp màng lipit thiếu hụt oleic acid. Đây là sự lựa chọn tối ưu cho những làn da ở độ tuổi lão hoá, bong tróc, khô nhăn hoặc những ai bị quá trình sừng hoá không hoàn toàn. Nhưng acid này sẽ gây mụn cho những loại da dầu bẩm sinh, dầu thiếu nước và hỗn hợp thiên dầu.
  • Linoleic Acid (omega-6 fatty acid): Khi da chúng ta thiếu Linoleic Acid thì dầu tự nhiên ở da sẽ chứa hàm lượng cao Oleic Acid và trở nên dày, dính và gây nên chỗ chân lông bị bít, gây nên mụn. Khi dầu tự nhiên của da chứa nhiều Linoleic Acid thì da thường thiên về loại thường hoặc khô và không có mụn. Chính vì thế, các loại dầu chứa Linoleic Acid là một sự lựa chọn tối ưu cho những ai da dầu và mụn để cân bằng độ Oleic và Linoleic Acid của da với mục đích làm khoẻ da, giảm độ nhạy cảm và giảm mụn.

Dầu có tỷ lệ Oleic Acid cao
(Thích hợp với da khô)
Dầu Oleic Linoleic
Dầu quả bơ (Avocado Oil) 63% 9.8%
Dầu quả mơ (Apricot Kernel Oil) 64.2% 28.3%
Dầu hạt phỉ (Hazelnut Oil) 79.2% 12%
Dầu hạt mỡ (Shea Nut Oil) 73.15% 13.71%
Dầu Macadamia (Macadamia Oil) 53.8% 1.8%
Dầu quả mai biển (Sea Buckthorn Oil) 28.4% 6.8%
Dầu olive (Olive Oil) 55.28% 17.84%
Dầu hạnh nhân ngọt (Sweet Almond Oil) 66.6% 24.8%
Dầu cọ (Palm Fruit Oil) 41% 9.5%

Dầu có tỷ lệ Oleic Acid tương đối cao
Dầu Jojoba Oil (Jojoba Oil) 5-15% 5%
Dầu hạt lanh (Flaxseed Oil) 21% 16%
Dầu mù u (Tamanu Oil) 41.4% 29.7%
Dầu Argan (Argan Oil) 42-48% 30-38%
Dầu dừa (Coconut Oil) (Chưa tinh chế) 5-10% 1-2.5%
Dầu dừa (Coconut Oil) (Đã tinh chế) 4.39% 0.95%

Dầu có tỷ lệ Linoleic Acid cao
(Thích hợp với da dầu, mụn)
Dầu Oleic Linoleic
Dầu hồng hoa (Safflower Oil) 8-30% 68-85%
Dầu hạt thì là đen (Black Cumin Seed Oil) 22.6% 55.6%
Dầu gai dầu (Hemp Seed Oil) 10.71% 56.48%
Dầu hoa anh thảo (Evening Primrose Oil) 8.4% 72.6%
Dầu hạt bí (Pumpkin Seed Oil) 23.3% 57.2%
Dầu hạt tầm xuân (Rosehip Seed Oil) 13.9% 44.1%
Dầu hạt nho (Grape Seed Oil) 16.2% 70.6%
Dầu đậu nành (Soybean Oil) 22.72% 52.97%
Dầu mầm lúa mạch (Wheat Germ Oil) 12.1% 58.4%

Dầu có tỷ lệ Linoleic Acid tương đối cao
Dầu thầu dầu (Castor Oil) 3.93% 4.32%
Dầu hạt Kukui (Kukui Nut Oil) 25.4% 39.8%
Dầu lựu (Pomegranate Oil) 6.2% 7.1%
Dầu mè (Sesame Oil) 39.21% 45.69%
Dầu sachi 6-10 35-37
  • Hãy lưu ý dầu mầm lúa mạch được xếp vào một trong những loại dầu có khả năng gây mụn cao nhất nên kết quả mà loại dầu này đem lại có thể khác nhau với từng người. Tốt nhất bạn không nên dùng dầu mầm lúa mạch nếu da bạn dễ lên mụn.
  • Một số loại dầu trên có thể đã bị biến đổi gene không lành mạnh và trộn lẫn các thành phần hóa học, vì vậy, việc tìm mua được dầu hữu cơ rất quan trọng.
  • Nếu bạn bị mụn nặng, tốt nhất bạn nên tránh tất cả những loại dầu có tỷ lệ oleic acid cao và nên sử dụng những loại dầu tự nhiên giàu linoleic acid.
  • Dầu neem (dầu sầu đâu): Chiết xuất của loại cây này có khả năng cấp nước, kháng viêm và kháng khuẩn một cách nhẹ nhàng, giúp hỗ trợ rất nhiều nếu bạn bị mụn nang và/ hoặc có làn da khô, nhạy cảm. Dầu neem còn tương đối mới tại Việt Nam, đây là loại dầu rất phổ biến ở Ấn Độ với công dụng trị mụn. Điểm trừ của loại dầu này là mùi khá khó chịu. Loại dầu neem chưa nguyên chất có mùi của hỗn hợp của dầu diesel bị đốt trộn với bơ lạc. Điều may mắn là chẳng có lý do gì phải gắn bó với dầu neem nguyên chất vì chúng hiệu quả ngay cả ở nồng độ thấp. Nếu bạn thấy đây là sản phẩm khó tìm kiếm, cũng như ghét mùi của loại dầu này, vẫn có những loại dầu khác bạn có thể chọn lựa.