Đây là câu hỏi mà tôi đã từng đặt ra và nhiều công tìm câu trả lời mà vẫn như mớ bòng bong. Rồi đến một hôm, vô tình xem một clip thầy Đỗ Đức Ngọc chia sẻ. Với tư duy của một học sinh giỏi toàn diện nhiều năm, giấy khen dán đầy tường, lại tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, khoe thế để các bạn…sợ thôi, tôi..ngỡ ngàng. Ôi đơn giản vậy á?
Đầu tiên nhá, để dễ hình dung, các bạn tưởng tượng con người chúng ta là một ngôi nhà, được tạo nên bởi 75 nghìn tỷ viên gạch…tế bào. Ok chưa?
Vậy chúng ta ăn gì thì mục đích cũng là để nuôi tế bào. Vậy chúng ta xem tế bào cần ăn gì nhé?

A. Ăn cái gì?

Tế bào gồm một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất hữu cơ và các chất vô cơ. Các chất hữu cơ chính là prô-tê-in, glu-xit, li-pit.

(1). Prô-tê-in, hay còn gọi là chất đạm, là một chất phức tạp gồm có cac-bon (C), hi-đrô (H), ô-xi (O), ni-tơ (N), lưu huỳnh (S) và một số nguyên tố khác. Phân tử của prô-tê-in rất lớn, chứa đến hàng nghìn các nguyên tử nên thuộc vào loại đại phân tử. Prô-tê-in là thành phần cơ bản của cơ thể, có trong tất cả các tế bào.

(2). Glu-xit, hay còn gọi là chất đường bột, là những hợp chất loại đường và bột. Nó gồm có C, H và O trong đó tỉ lệ giữa H và O luôn là 2H ÷ 1O. Trong cơ thể, glu-xit ở dưới dạng đường glu-cô-zơ (có ở máu) và gli-cô-gen (có ở gan và cơ).

(3). Li-pit, hay còn gọi là chất béo, có ở mặt dưới da và ở nhiều cơ quan, nó cũng gồm 3 nguyên tố chính là C, H, O nhưng tỉ lệ của các nguyên tố đó không giống như glu-xit. Tỉ lệ H ÷ O thay đổi tùy loại li-pit. Li-pit là chất dự trữ của cơ thể.

(4). A-xit nu-clê-ic (ADN hay ARN) chủ yếu có trong nhân tế bào. Cả hai loại này đều là các đại phân tử, đóng vai trò quan trọng trong di truyền.

(5). Ngoài các chất hữu cơ nói trên, trong tế bào còn có các chất vô cơ là muối khoáng.Đó, về cơ bản, tế bào cần Đạm, Đường, Chất béo. Ok chưa?
– Đạm: từ thịt, trứng, sữa động vật hoặc đạm thực vật từ các loại đậu đỗ, rau quả giàu đạm như sầu riêng, xoài, mít, na, rau câu, rong biển…
– Đường: từ thực vật như mía, thốt nốt, mật ong, hoa quả…; từ xương, thịt động vật.
– Chất béo: từ mỡ động vật hay dầu thực vật
Vì thế các bạn mới rõ tại sao Khí công y đạo lại có bí kíp là: Uống đường cát vàng + Tập khí công + Ăn phở (có đường + đạm + chất béo + muối khoáng…) Ăn chay hay ăn mặn không quan trọng bằng ăn phù hợp để thân khoẻ mạnh, tâm an bình.Ăn nhiều không tốt bằng ăn đủ, theo âm dương, ngũ hành.
– Âm/dương: tạm coi người béo là âm, người gầy là dương. Vậy người béo cần tăng dương giảm âm. Người gầy cần tăng âm giảm dương. Người hàn thì nên ăn uống các thứ ôn ấm. Người nhiệt thì ăn các thứ mát…Có thể theo dõi bằng máy đo huyết áp và đường huyết để biết thức ăn nào phù hợp.
– Ngũ hành: Thức ăn cần đủ + Ngũ vị: chua, cay, đắng, mặn, ngọt + Ngũ sắc: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen + Ngũ xú: hôi, khét, thơm, tanh, khai.


Tóm lại: ăn uống cần thuận theo tự nhiên
+ Theo mùa: Mùa nào thức nấy => không nên ăn hoa quả trái mùa
+ Địa phương: Phương nào vật ấy => không nên ăn hoa quả nhập khẩu…
+ Ăn đa dạng, đủ mùi vị, màu sắc
+ Phù hợp thể trạng, điều kiện

B. Làm sao để thức ăn chuyển hoá thành năng lượng?

Ok. Vậy cơ bản chúng ta đã biết mình cần ăn gì rồi phải không? Ăn rồi, nhưng làm thế nào để thức ăn chuyển hoá thành năng lượng mới là vấn đề. Các bệnh mạn tính ngày nay như tiểu đường, ung thư, huyết áp…đều chủ yếu do…RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ. Cơ chế hoạt động của tế bào là: đồng hoá và dị hoá. Nôm na là vào và ra, ăn thì phải ị. Các cụ đã bảo: Ăn được ngủ được là tiên/ Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo. Các cụ lại bảo: Nhai kỹ no lâu, cày sâu cuốc bẫm. Nghĩa là cần ăn chậm, nhai kỹ để nước bọt tiết nhiều hơn, thức ăn được nghiền kỹ hơn, trộn đều hơn, hiệu quả tiêu hoá thức ăn được tốt hơn.=> ĂN CHẬM, NHAI KỸ, THỨC ĂN THÀNH NƯỚC MỚI NUỐT.
Khí Công Y Đạo thì kim chỉ nam là điều chỉnh theo TINH – KHÍ – THẦN.
– Tinh là thức ăn, nước uống
– Khí là vận động, tập luyện thể dục, thể thao
– Thần là tinh thần, thần thái, thần sắc…
Muốn chuyển hoá tốt thì theo lẽ tự nhiên chúng ta phải…VẬN ĐỘNG. Chỉ có người chết là nằm im. Nếu muốn khoẻ thì phải vận động. Như cái xe phải đạp thì mới…chạy. Vì thế, hàng ngày chúng ta phải vận động, người vận động cơ bắp nhiều thì không cần tập luyện thêm mà cần chú ý giữ gìn kẻo vận động thái quá. Người bình thường ít vận động thì cần tăng cường tập luyện.Có thể bắt đầu với bài: VẢY TAY – RẤT ĐƠN GIẢN MÀ LẠI VÔ CÙNG HIỆU QUẢ!
——
Chốt lại, bệnh tật là do: ăn uống sai, vận động không đủ, tinh thần suy nhược.Muốn khoẻ mạnh cần điều chỉnh: ăn uống đúng, tập luyện đủ, tu tập để luôn bình an.

Chúc cả nhà khoẻ mạnh, bình an!