Đau họng với triệu chứng đau ở cổ họng và khó nuốt, nguyên nhân thường là do nhiễm virus, cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
Không có nhiều nghiên cứu về công dụng y tế của tinh dầu trong điều trị đau họng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy rằng tinh dầu có thể giúp giảm đau họng.
Điều quan trọng cần nhớ là tinh dầu phải được hít hoặc pha loãng trong dầu và thoa lên da. Khi pha loãng trong dầu, tinh dầu cũng có thể thêm vào bồn tắm. Không nên uống tinh dầu vì một số loại có thể gây độc.
Tinh dầu khuynh diệp
Khuynh diệp thường được sử dụng như một chất khử trùng để điều trị cảm lạnh, viêm họng và ho. Một nghiên cứu năm 2011 (*) đã so sánh các đặc tính kháng khuẩn của các loại dầu khuynh diệp khác nhau. Và tinh dầu làm từ các bộ phận khác nhau của cây có thành phần hóa học khác nhau. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tất cả các loại tinh dầu bạch đàn đều có khả năng kháng khuẩn ở một mức độ nào đó. Trong đó tinh dầu từ quả bạch đàn có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất, thậm chí có thể chống lại một số vi khuẩn kháng thuốc.
(*) https://www.tandfonline.com/doi/full/10.3109/13880209.2011.553625
Tinh dầu chanh
Một nghiên cứu năm 2017 (*) phát hiện ra rằng tinh dầu chanh có tác dụng kháng khuẩn mạnh, chống lại vi khuẩn gây bệnh listeria . Điều này có nghĩa là nó cũng có thể có hiệu quả chống lại các loại vi khuẩn khác gây ra viêm họng, nhưng cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận điều này.
Tinh dầu vỏ cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi khiến da bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên cần tránh ánh nắng mặt trời nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm (sau khi pha loãng với dầu nền) này trên da.
(*) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5543433/
Tinh dầu gừng
Gừng được biết đến nhiều nhất với tác dụng làm dịu dạ dày, nhưng nó cũng là một phương thuốc tự nhiên chữa cảm lạnh thông thường. Dựa theo :Thuốc thảo dược: Phân tử sinh học và các khía cạnh lâm sàng – Phiên bản 2” (*), gừng có khả năng chống viêm có thể giúp giảm đau cổ họng.
(*) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92775/
Dầu tỏi
Dầu tỏi có chứa allicin , một hợp chất có đặc tính kháng vi-rút và kháng nấm. Nó có thể đặc biệt hữu ích trong việc điều trị viêm họng do vi rút gây ra. Theo một nghiên cứu năm 2014 (*), tỏi có khả năng kháng khuẩn chống lại nhiều loại vi khuẩn.
(*) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4103721/#__ffn_sectitle
Khi bạn đã chọn được một loại tinh dầu, có một số cách để sử dụng nó cho chứng đau họng như sau:
Xông hơi: Thêm tối đa 7 giọt tinh dầu (thường chỉ cần dùng 1-3 giọt) vào 2 cốc nước sôi; trùm khăn lên đầu và hít hơi nước qua mũi. Nhắm mắt để tránh kích ứng mắt.
Hít trực tiếp: Nhỏ 2 hoặc 3 giọt tinh dầu vào miếng bông gòn; thở sâu. Bạn cũng có thể đặt miếng bông gòn bên cạnh gối khi ngủ.
Khuếch tán: Thêm vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán trong phòng. Dầu khuếch tán sẽ giúp khử trùng không khí.
Bôi ngoài da: Thêm tối đa 10 giọt tinh dầu vào 2 muỗng canh dầu nền, chẳng hạn như dầu dừa hoặc dầu jojoba rồi xoa lên da cổ.
Chú ý: Không ăn tinh dầu và không thoa chúng lên da khi chưa pha loãng trước.
Tinh dầu là một phương thuốc thay thế cho chứng đau họng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và kháng vi-rút. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định mức độ hiệu quả của chúng. Ngoài ra, một cốc bạc hà ấm hoặc trà gừng với chanh và mật ong có thể là cách an toàn hơn khi khi muốn giảm đau họng.