Nhiều người quan niệm, huyết áp cao mới là nguyên nhân dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Thế nhưng, trên thực tế huyết áp thấp cũng là một cánh tay đắc lực của tử thần.
Thực tế, bất kỳ sự tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu nguy hiểm. Trong khi đa số người bệnh lo lắng và phòng ngừa tăng huyết áp và những biến chứng nguy hiểm thì ở chiều ngược lại, huyết áp thấp cũng gây nhiều tác hại cho cơ thể. Với người huyết áp thấp hay mắc bệnh thiếu máu thì chế độ ăn uống và tập luyện quyết định rất nhiều đến việc khắc phục và đưa sự cân bằng trở lại, vậy nên ăn uống như thế nào là tốt?

Thiếu máu và áp huyết thấp thì không nên uống nhiều nước, ăn thức ăn chua như chanh, cam, bưởi, yaourt, sữa lạnh, kem, nước đá….ngược lại cần phải ăn uống những chất cay, nóng ấm như gừng làm ấm bao tử và phổi, quế làm ấm tim, tay chân, tiêu làm ấm thận…Tổng số nước kể cả nước từ thức ăn như canh, súp và nước uống như trà, sữa, cà phê…không qúa 2,5-3 lít một ngày. Cảm giác khát nước do cổ họng khô chứ trong bao tử và thận không khát, như vậy cần phải giảm cảm giác khát từ thần kinh giao cảm ở cổ họng, bằng cách cuốn lưỡi lên hàm trên sâu vào trong họng, ngậm miệng suốt ngày, giống như tu tịnh khẩu, không mở miệng nói, sẽ không bị không khí làm khô họng, cuốn lưỡi giúp cổ họng tiết ra nước miếng.

Sau mỗi bữa ăn, uống nước quế mật ong thay nước trà, giúp làm mạch chức năng chuyển hóa tam tiêu, điều hòa tâm-thận. Bỏ 1 thanh quế ~ 10g vào ấm nấu ½ lít nước cho tan ngấm hết quế, đổ nước trà quế vào bình, mỗi lần uống 1 ly pha với ít mật ong.

Hàng ngày nên chuẩn bị sẵn nước gừng tươi + đường cát vàng/mật mía để uống, đặc biệt những lúc thấy mệt, thiếu hơi…
Một vài món ăn hoặc trà tốt và dễ làm chúng tôi đã tổng hợp giúp bạn có thêm sự lựa chọn trong ăn uống phòng bệnh

1. Trà gừng mật ong/mật mía

         
Gừng có chứa thành phần zingerone và gingerol có tác dụng làm lưu thông máu. Nếu tự làm, nên chọn những củ gừng càng già càng tốt, vì càng già thì càng phát huy tác dụng của nó. Gừng rửa sạch, để cả vỏ, thái chỉ 10g nấu với 1 lít nước cạn còn 1/2 lít cất vào bình thủy, khi uống pha thêm 1 muỗng mật ong hoặc mật mía, uống sau mỗi bữa cơm. Không nên để gừng trong tủ lạnh mà nên gói vào giấy báo rồi để ở nơi thoáng mát.

2. Trà vỏ quế


Có tác dụng lưu thông máu rất tốt và cải thiện tình trạng chân, tay lạnh ở phụ nữ, vỏ quế có tác dụng xung huyết nên phụ nữ mang thai không nên ăn. Nấu 1-2 ống quế chi với 1/2 lít nước cho sôi 5 phút, rồi đổ vào bình thủy giữa cho nóng và cho quế thấm tan dần, nước trở thành vàng hồng đậm, uống sau mỗi bữa cơm và trước khi đi ngủ.

3. Trà hoa hồng nhung


Có tác dụng làm lưu thông máu rất tốt. Mua hoa hồng đã được sao khô về pha trà làm nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu uống ít, trong thời gian ngắn thì không sao, khi đo áp huyết tăng làm xáo trộn tim mạch, có hiện tượng chảy máu cam thì ngưng, có công dụng thông kinh nguyệt nên sản phụ không dùng được dễ bị sẩy thai.
Cẩn thận mua phải hồng tẩm hóa chất bảo quản uống rất…bổ đất.

4. Đường đỏ

Đường đỏ giúp bổ máu và lợi khí. Các bác sỹ Đông y coi đây là vị thuốc tốt nhất, 60 gam đường đỏ, 60 gam tỏi và 15 gam gừng đun thành nước, uống thay trà có thể chữa được các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều…

5. Đậu đỏ

Đậu đỏ chứa rất nhiều vitamine và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và vitamin B12, giúp bổ máu và có chức năng thúc đẩy vòng tuần hoàn của máu, điều chỉnh kinh nguyệt, mất nhiều máu nên ăn nhiều đậu đỏ, phụ nữ mang thai ăn nên ăn đậu đỏ hầm với gìò heo để kích thích tăng tuyến sữa.

6. Đậu phộng (lạc)

Đậu phộng chứa lượng protein phong phú và không béo, giúp lợi khí bổ gan, có tác dụng bổ máu, cầm máu…, đặc biệt vỏ lạc còn chứa một lượng lớn vitamin B1, B2 và vitamin E, giúp tăng sức đề kháng và chống lão hóa.

7. Cháo bổ máu

50g gạo nếp nấu với 10 qủa táo đỏ, 50g đậu đỏ, 50g đậu phộng, thêm đường đỏ vừa đủ ngọt làm tăng máu, da hồng hào, chữa bệnh thiếu máu, thiếu sắt, thiếu hồng cầu.

8. Cháo gan

Nấu cháo đậu phộng 50g, gạo nếp 50g, và gia vị vừa đủ. Khi cháo chín cho 100g gan thái miếng mỏng và cho 50g gừng thái chỉ, đun thêm 10 phút, nêm gia vị, ăn nóng vài lần trong ngày. Món ăn này bổ gan, dưỡng huyết, bổ máu, bổ phổi, mạnh bao tử, thích hợp cho trường hợp thiếu máu thuộc thể huyết hư như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt nhiều, sắc mặt, môi, móng tay và lưỡi trắng nhợt, hay hồi hộp tức ngực, kinh nguyệt lượng ít sắc nhạt hoặc bế kinh

9. Cháo long nhãn, hạt sen

Nấu cháo gạo 100g cho thêm 50g Long Nhãn khô, 50g Hạt Sen khô.
Công dụng: Kiện tỳ bổ khí, dưỡng huyết.

10. Thịt gà tam thất

 

Tam thất 10g, thịt gà 150g, gừng tươi 10g. Thịt gà làm sạch chặt miếng nhỏ, tam thất thái phiến mỏng, gừng giã nát. Tất cả cho vào bát, chế đủ nước, đậy kín miệng rồi đem hấp cách thủy trong 2 giờ, nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.Món ăn này có công dụng hoạt huyết, dưỡng huyết, cầm máu, dùng cho người bị thiếu máu thuộc thể khí trệ huyết ứ, biểu hiện: Sắc mặt xám nhợt, hay bị vỡ tiểu cầu, xuất huyết dưới da trong bệnh sốt xuất huyết, dễ chảy máu chân răng, chảy máu cam, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, kinh sắc tối và có máu cục, lưỡi có những điểm tím, toàn trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

11. Cà rốt

Cà rốt có chứa hàm lượng carotin vô cùng phong phú, vì vậy nó có tác dụng điều tiết hệ thần kinh, lưu thông mạch máu.. Khi ăn nên đê cả vỏ, nếu muốn gọt thì gọt càng mỏng vỏ thì càng tốt, cà rốt sẽ phát huy công dụng của nó khi trải qua quá trình chế biến xào nấu.

12. Chè Bà Cốt

Thành phần: Gạo, đường vàng/mật mía, gừng thái chỉ
Món này nấu cũng không khó, tốt cho người huyết áp thấp, thiếu máu, chân tay lạnh…

Tổng hợp bởi bavan.vn