1. Muỗi
Là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai cánh(Diptera). Theo Chương trình Nghiên cứu muỗi của Đại học California-Davis, muỗi đã tồn tại khoảng ít nhất 210 triệu năm. Chúng chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống. Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt (thường là các nước nhiệt đới) với nhiệt độ thích hợp khoảng 20 đến 25 độ C.Thức ăn của muỗi đực là nhựa cây và hoa quả, tuy nhiên thức ăn này không chứa đủ protein cho muỗi cái vì vậy muỗi cái hút máu người và các động vật có thân nhiệt để bổ sung protein cho quá trình sinh sản của mình.
Vòng đời của muỗi được chia thành 4 giai đoạn:Trứng, ấu trùng, nhộng, và muỗi trưởng thành. Vòng đời của chúng thường kéo dài từ 15-20 ngày (tùy loại muỗi) và muỗi cái sẽ sống lâu hơn muỗi đực. Một con muỗi cái có thể hút lượng máu gấp 3 lần trọng lượng cơ thể của chính nó, sau khi hút xong chúng sẽ tìm nơi mặt nước có nhiệt độ thích hợp để đẻ trứng và chúng có thể tạo ra đến 500 quả trứng trước khi chết.

Ảnh: vòng đời của muỗi (Internet)

– Cách thức muỗi xác định mục tiêu
Rất khó để có thể xác định được tại sao muỗi đánh hơi ra máu của con người và phân biệt các mùi riêng biệt. Chúng ta chỉ biết rằng khi tìm kiếm bữa ăn của mình, chúng sẽ sử dụng một loạt các giác quan đặc biệt có chức năng như một máy dò độ ẩm và nồng độ CO2 và mùi đặc trưng phát ra từ mục tiêu

2. Muỗi – Loài côn trùng nguy hiểm nhất hành tinh và các dịch bệnh truyền nhiễm do muỗi
Chúng là loài côn trùng nhỏ bé, đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg, bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h điều này khiến chúng bị xếp vào một trong những loài côn trùng bay chậm nhất thế giới. Tuy vậy, muỗi lại là loài động vật nguy hiểm nhất cho cuộc sống của con người, chúng giết chết nhiều người nhất trên hành tinh với khả năng truyền các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng và viêm não, vi-rút Zikas,…. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 200 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết và 600 000 người chết vì căn bệnh này, trung bình 45 giây ở châu Phi có một trẻ em bị chết.


Ảnh: Internet

 – Dịch bệnh do vi-rút Zika
Vào năm 2016, Việt Nam ghi nhận sự gia tăng chóng mặt của dịch bệnh do virus Zika và bệnh sốt xuất huyết.Tính đến giữa tháng 12, cả nước đã có 212 trường hợp nhiễm virus Zika tại 11 tỉnh/thành, trong đó có 28 phụ nữ mang thai.
– Dịch sốt xuất huyết
Năm 2017, tiếp tục bùng phát dịch sốt xuất huyết ở các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Với hàng loạt các chiến dịch phun diệt, các chương trình tuyên truyền phòng chống muỗi và các biểu hiện nhận biết của bệnh được triển khai. Tính đến hết tháng 9/2017 có 137.997 trường hợp mắc sốt xuất huyết trong đó có 30 ca tử vong.
– Dịch sốt rét
Thông tin từ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương cho biết số bệnh nhân mắc sốt rét ở Việt Nam vẫn ở mức cao, tập trung nhiều ở các tỉnh phía nam. Hàng năm ghi nhận trung bình khoảng 30.000 trường hợp mắc sốt rét, trên 100 trường hợp sốt rét ác tính và gần 10 trường hợp tử vong do sốt rét. Điều đáng bàn ở đây là sốt rét và ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc xuất hiện ngày càng nhiều tại nước ta.

3. Phòng tránh các bệnh truyền nhiễm từ muỗi bằng tinh dầu sả Java
Thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam là điều kiện thích hợp cho muỗi sinh sôi. Để chủ động phòng và tránh các bệnh truyền nhiễm từ muỗi mỗi gia đình, cơ quan nên chủ động thực hiện các biện pháp như làm sạch môi trường sống xung quanh, không nên để nước tù đọng. Buông màn khi đi ngủ, mặc đồ sáng màu khi làm việc hay vui chơi ở các khu vực ẩm ướt nhiều cây, sử dụng một số loại tinh dầu như sả, bạc hà,…để xua đuổi muỗi. Trước đây công cụ tốt nhất mà chúng ta có để phòng tránh muỗi là DEET, một hợp chất được phát triển bởi quân đội Hoa Kỳ từ năm 1952. Tuy nhiên,hiện nó lại được liệt vào danh sách các độc tố thần kinh, mặc dù chỉ ở mức độ nhẹ. Permethrin, chất diệt côn trùng được sử dụng để đối phó với các dịch bệnh gây ra bởi muỗi còn tệ hại hơn nữa. Một số báo cáo mới đây khẳng định nó tiềm ẩn khả năng gây ung thư.

Ảnh: Internet

Vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm thay thế từ tự nhiên đặc biệt là các loại tinh dầu được quan tâm nhiều trong đó tinh dầu Sả Java đứng đầu về khả năng phòng chống muỗi. Khả năng này đã được xác minh bằng nghiên cứu, bao gồm cả muỗi vằn gây sốt xuất huyết (Andes).Ngoài việc sử dụng dưới dạng nguyên chất, nó thường được sử dụng trong công nghiệp sản xuất hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa,… nhờ tính kháng khuẩn mạnh và mùi thơm. Thành phần chính Citronellal (C10H18O): đây là một monoterpenoid, có đặc tính chống nấm mạnh và chống côn trùng, đặc biệt là chống muỗi vằn (muỗi truyền sốt xuất huyết). Geranial (Citral hay lemonal – C10H16O): là hỗn hợp của hai (đồng phân) terpenoid E / Geranial / Citral A: hương chanh mạnh; Z / Neral / Citral B: hương nhẹ và ngọt hơn, chung có tính kháng khuẩn mạnh, có tác động pheromon (những chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài, được tiết ra ngoài và gây lên những phản ứng chuyên biệt) lên côn trùng…Kết hợp cùng các thành phần khác có trong tinh dầu tác động lên muỗi làm cho chúng rối loại không xác định được mục tiêu để đốt
* Cách dùng tinh dầu sả Java đuổi muỗi
– Lau nhà
Sau khi lau sạch nhà bằng nước, bạn hòa vài giọt tinh dầu Sả Java vào nước cuối cùng và lau lại một lần nữa. Không chỉ giúp cho không gian nhà thơm mát mà còn giúp diệt khuẩn và hạn chế muỗi,các loại côn trùng khác

– Làm dung dịch xịt
Pha tinh dầu sả Java với cồn tỷ lệ 30/70, xịt vào các góc khuất, gầm giường, gầm tủ, chân cầu thang, nhà vệ sinh, sau cửa…

Ảnh: Tinh dầu sả Java Lê Quế và lọ pha
– Khuếch tán 
Để khuếch tán tinh dầu ra toàn bộ không gian phòng nên sử dụng đèn xông. Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu vào khay chứa nước đã được làm ấm của đèn và điều chỉnh nhiệt độ để tinh dầu khuếch tán từ từ khắp không gian. Bạn cũng có thể dùng lọ treo tinh dầu sả treo ở phòng ngủ, phòng khách, tủ quần áo…để tinh dầu tự khuếch tán trong không khí

– Xả quần áo
Với tính năng diệt khuẩn không chỉ giúp xua muỗi khi mặc mà còn giúp bạn giữ được quần áo luôn thơm mát khi thay thế sản phẩm nước xả vải thông thường bằng tinh dầu sả Java. Bạn nên hòa 4-5 giọt tinh dầu vào 10ml nước ấm, lắc đều và đổ vào ngăn nước xả, đặt chế độ giặt bình thường. Sẽ tốt nhất khi bạn kết hợp với nước hoặc quả bồ hòn khi giặt

– Xoa lên da
Có thể dùng lượng nhỏ tinh dầu sả lên da để phòng muỗi đốt, nên pha với dầu nền như dầu lạc, vừng, dầu dừa, mù u để giảm nồng độ tinh dầu cũng như giữ được tinh dầu lâu hơn trên da tăng hiệu quả đuổi muỗi.

#Bavanteam tổng hợp