BẠN ĐANG DÙNG GÌ ĐỂ RỬA BÁT, LAU NHÀ, TẮM VÀ GIẶT QUẦN ÁO?

Ngày nay có quá nhiều loại nước rửa bát, nước gội đầu, nước tắm, nước giặt quần áo, nước cọ nhà bếp, nước lau nhà…với mẫu mã rất đẹp mắt, quảng cáo rất ấn tượng, khi dùng ta thấy mùi thơm dễ chịu, bọt nhiều, sạch và còn nói là diệt khuẩn nữa.  Một rừng sản phẩm với quảng cáo thuyết phục và giá cả hợp lý. Ai cũng nghĩ rằng mình thật may mắn vì được sống trong thời đại tiện nghi, cái gì cũng có, thuận tiện, allo một cái là người ta mang đến tận nhà.  Trong nhà có đến 10 loại sản phẩm, còn chưa kể mỗi người một sở thích nên mỗi người dùng mỗi loại thì số lượng chưa tính hết. Còn có loại thuốc xịt để diệt muỗi, dán, kiến nữa nhỉ. Ôi cuộc sống thật dễ chịu làm sao!

Nhưng xin thưa các bạn dừng tay, lắng tâm suy ngẫm một chút thôi nhiều câu hỏi trong đầu nó nổi lên và bạn hãy trả lời các câu hỏi đó nhé.

  1. Bạn đã biết rõ thành phần của các loại dung dịch đó chưa? Nếu chưa biết thì xem trên bao bì là có đủ
  2. Các chất đó có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và các thành viên gia đình bạn không vì thế nào sau khi rửa, giũ kỹ rồi nó vẫn còn dư lượng lưu lại đó
  1. Các chất đó sau khi chảy vào hệ thống thoát nước nhà bạn chúng sẽ đi về đâu? Có ảnh hưởng đến sông suối, nguồn nước ngầm không?, có ảnh hưởng chung đễn môi trường không? Có hủy hoại môi trường và là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch của bạn, con cháu bạn và cộng đồng không? Đó có phải là nguyên nhân dẫn đến càng ngày càng nhiều bệnh lạ khó chữa, số  người  đến  bệnh  viện  đông  hơn  đi  công  viên không?

Việc suy ngẫm và trả lời các câu hỏi đó là cần thiết vì sức khỏe của chính bạn, vì con cháu nhiều thế hệ mai sau và vì trách nhiệm với cộng đồng.

Trước tiên là trong tất cả các dung dịch tẩy rửa đều chứa xà phòng, có tính kiềm mạnh, sau khi dùng xong ra môi trường chúng sẽ tiêu diệt hết tất cả các loài vi khuẩn, là nguyên nhân gây thối các dòng sông.

Còn nhiều loại hóa chất độc hại nữa bạn tự nghiên cứu nhé, lấy ví dụ đơn giản về nước xả vải sau đây:

Mỗi khi giặt quần áo bạn lại cho một ít nước xả vải vào để giúp trang phục của mình thơm và mềm hơn? Mùi thơm vương trên áo quần thì ai mà chẳng thích và thế là những chai nước xả vải đã ra đời. Thực sự sản phẩm này đáng khiếp sợ vì nước xả vải chứa nhiều độc tố và hóa chất. Chúng thấm sâu vào da và tồn tại trong cơ thể bạn.

Ngoài sự kết hợp của các hóa chất để làm mềm vải, các nhà sản xuất còn cho hóa chất tạo mùi vào sản phẩm.  Tuy rất thơm nhưng độc tố trong chúng rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Những chất phổ biến trong nước xả vải gồm có:

– Alpha-Terpineol: dẫn đến những vấn đề về sức khỏe như chóng mặt, nhức đầu, mất trí nhớ, tê mặt, cổ và đau cột sống.

– Benzyl Acetate: có thể dẫn đến ung thư tuyến tụy. Hơi của nó có thể gây kích ứng mắt, gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến hệ hô hấp, và tệ nhất là nó có thể thẩm thấu qua da.

– Benzyl Alcohol: có liên quan đến các rối loạn thần kinh trung ương, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, gây hạ huyết áp một cách nhanh chóng.

– Chloroform: là chất độc thần kinh gây ung thư có thể dẫn đến mất ý thức, buồn nôn, nhức đầu, ói mửa, chóng mặt, buồn ngủ.

–  Linalool: là  chất  nguy hiểm gây ra  các  vấn  đề  về  hô hấp,dẫn đến mất phối hợp cơ bắp.

=>>>>>>>>>>> HÃY THAY NGAY CÁC HÓA CHẤT BẰNG ENZYME

Enzyme được lên men từ phế thải nhà bếp như vỏ trái cây, trái cây, các nguyên liệu từ nguồn gốc thực vật. Sau khi lên men chúng trở thành dung dịch có tác dụng tẩy rửa hiệu quả dễ sử dụng.

Tên của nó là Enzyme G.E (enzyme từ rác thải)

Biến rác thành vàng rất dễ dàng! Hãy làm ngay từ bây giờ, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm tiền khỏi các khoản mua hóa chất.

A. GARBAGE ENZYME (G.E) LÀ GÌ?

Theo TS Rosukon, G.E là hỗn hợp các chất hữu cơ như chuỗi protein, muối khoáng, hooc môn tăng trưởng

– Enzyme được sản xuất dễ dàng từ các phế thải hữu cơ trong nhà bếp.

– Sử dụng G.E giúp làm sạch môi trường, các enzyme sẽ trung hòa các chất độc và các chất làm ô nhiễm sông ngòi, đất, không khí, nhờ vậy làm sạch trái đất.

– Các khả năng của G.E: Hòa tan, làm phân rã các chất bẩn; Cấu thành, liên kết các chất bẩn; Xúc tác làm sạch môi trường, sinh ra ozone, làm giảm khí CO2 trong môi trường, góp phần giảm sự nóng lên toàn cầu.

– Có thể làm sạch các đám mây xám trong khí quyển có chứa nhiều kim loại nặng, sinh ra sản phẩm NO3 có thể trở thành phân bón cho cây và đất.

B. CÁCH LÀM GARBAGE ENZYME (G.E)

1. Nguyên liệu

  • Vỏ hoặc trái cây, rau, cỏ
  • Đường đen/ mật mía/ nước mía
  • Dụng cụ lên men bằng nhựa: bình trụ, can có nắp đậy

2.Tiến hành lên men

Bước1: Cho vỏ trái cây các loại vào bình (chiếm 30% dung tích bình)

Bước 2: Cho đường đen/mật mía/nước mía,

Bước 3: Đổ nước vào bình (không quá 80% thể tích bình)

Tỷ lệ:  0,5-1 kg đường + 3 kg vỏ trái cây/trái cây + 10 lít nước

Garbage Enzyme Production

Để dụng dịch lên men tự nhiên (đóng nắp bình).  Hàng ngày khuấy hoặc lắc cho bã được tiếp xúc đều trong dịch và thoát bớt khí do quá trình lên men tạo thành.

Lên men chính: Giai đoạn đầu của quá trình lên men vi khuẩn có sẵn trong thực vật sẽ lên men đường có trong rau củ và đường mới bổ sung chuyển hóa thành axit, các hợp chất hữu cơ, sinh ra khí CO2 đẩy bã nổi lên bề mặt.

Khi hàm lượng đường được sử dụng hết quá trình tạo khí giảm, bã dần chìm xuống đáy. Quá trình này kéo dài 2-3 tuần. Hết giai đoạn lên men chính, đóng chặt nắp bình

Lên men phụ: Tiếp tục quá trình hóa học giữa các chất có trong dung dịch tạo mùi thơm dễ chịu. Dịch bắt đầu trong dần. Trên bề mặt có thể tạo ra lớp sinh khối trông giống cái dấm rất đẹp mắt.

1 tháng kể từ khi bắt đầu lên men có thể lấy dịch ra dùng dần.

Sau 3 tháng dịch rất trong, có mầu đặc trưng của hoa quả nguyên liệu ban đầu, hương thơm tự nhiên nhẹ nhàng.

Để càng lâu dịch càng lắng trong và thơm hơn.

Cách làm enzyme từ nước đậu hũ: cho nước đậu hủ vào bình & ly nước mía (hoặc đường thô), đậy thật kín.  Sau 1 tháng 15 ngày lấy ra dùng.

C. CÔNG DỤNG CỦA GARBAGE ENZYME

  1. Làm sạch không khí: trong quá trình lên men sinh ra O3 (ozone), không những sạch được vi khuẩn, còn làm tăng oxy trong không khí. Cho dung dịch đã pha loãng ở tỷ lệ 1: 500 -1000 lần dung dich G.E vào bình xịt, phun trong không khí giúp làm sạch không khí, hạn chế mùi khó chịu.
  2. Làm sạch toilet: sử dụng dung dịch G.E để cọ rửa toilet có thể ngăn ngừa các cáu cặn, cân bằng lại vi khuẩn có hại, xua đuổi được muỗi, dán, chuột.
  1. Giữ nhà được sạch: cho 2 thìa canh G.E vào nước & lau nhà vừa làm sạch sàn, vừa sạch khuẩn.
  2. Giữ nhà bếp được sạch: sử dụng dung dịch G.E đã pha loãng để lau tủ hút, lò nướng, thiết bị nhà bếp có thể làm sạch các vết bẩn khó lau.
  3. Giữ cho quần áo được sạch: Dùng dung dịch G.E pha loãng để giặt quần áo, làm mềm quần áo thay toàn bộ bột giặt và chất xả vải
  4. Làm sạch rau quả: khi rửa rau quả cho một lượng nhỏ G.E có thể làm sạch thuốc trừ sâu, an toàn hơn.
  1. Chăm sóc da: pha loãng G.E vào nước tắm, gội và dùng không có hóa chất hoặc pha tỷ lệ 1:10 vào nước gội đầu, nước tắm, nước rửa, có thể làm giảm việc sử dụng và trung hòa các chất độc hại, bảo vệ da khỏi sự dị ứng, có thể cải thiện các vấn đề của da, làm da mềm mại.
  1. Chăm sóc vật nuôi: dung G.E pha loãng tắm cho chúng, phun xịt chuồng khử mùi hôi của gia súc, chúng sẽ lớn , khỏe, lông mọc tốt hơn, không bị bọ chét, chấy, rận.
  2. Chăm sóc xe ô tô: cho một lượng nhỏ vào két nước giúp làm giảm nhiệt động cơ, phun khử mùi trong xe
  3. Trong nông nghiệp:
    – Pha loãng 500-1000 lần G.E phun tưới cây, hoa, làm chất trừ sâu, làm phân bón hữu cơ, làm chất kích thích tăng trưởng để làm tăng chất lượng rau quả, tăng năng suất.

+ Làm giảm phân hóa học

+ làm cho nông trại không bị nhiễm côn trùng

+ Làm phân bón trồng rau

+ Làm chất chống côn trùng, diệt cỏ tự nhiên

+ Biến đất cát thành đất được bón phân

+ Bảo vệ môi trường, không khí trong trang trại sạch và mát

+ Làm sạch nước ở các trang trại

– Pha loãng cặn từ nước Enzyme vào nước & phun – bón vào đất xấu trong 3 tháng liền để cải tạo đất.

D.TỶ LỆ PHA CHẾ GARBAGE ENZYME

– Pha nước vào bồn tắm để cải thiện da: 50-100 ml.

– Pha tắm, gội: Tỷ lệ 1/100 vào nước tắm, gội.

– Dùng cho máy giặt (giặt và làm mềm): 20-50 ml giũ và giặt.

– Làm sạch bồn cầu, chống tắc và thông đường ống: đổ 250 ml rồi xả.

– Làm sạch bồn chứa nước bồn cầu 20-50 ml; 2-3 lần/tuần

– Bồn chứa nước, ao trong vườn nhà:  1/10 m3, thỉnh thoảng bổ sung.

– Làm sạch ghế da (tẩy mốc, vết bẩn): tỷ lệ 1/50, phun xịt và lau sạch 10 ngày một lần.

– Làm sạch thảm, chiếu cói (khử mùi và diệt khuẩn): tỷ lệ 1/50, phun 1-2 lần/tháng.

– Khử mùi và diệt khuẩn giày, xe ô tô: tỷ lệ 1/50, phun thường xuyên lượng vừa đủ.

– Làm sạch các vết dầu mỡ bồn rửa bát, lò nướng, thiết bị nhà bếp: pha loãng 20-50 lần, phun lượng vừa đủ trên bề mặt và lau sạch.

– Các vết đen do nấm mốc: tỷ lệ 1/50, phun lượng vừa đủ và lau, làm thường xuyên.

– Làm sạch, khử mùi của chuồng gia súc: tỷ lệ 1/50, phun lượng vừa đủ, thỉnh thoảng làm.

– Khử mùi, diệt khuẩn phòng điều hòa: pha loãng 200-500 lần, phun lượng vừa đủ, thỉnh thoảng làm.

– Làm sạch bồn tắm: tỷ lệ 1/50, phun và lau, thỉnh thoảng làm.

– Khử mùi tủ lạnh: tỷ lệ 1/50, phun lượng vừa đủ, lau sạch, thỉnh thoảng làm.

– Chống tắc các ống xả, ống thoát nước: lượng vừa đủ, xả nước, thỉnh thoảng làm.

– Pha vào nước tắm cho gia súc, vật nuôi: tỷ lệ 1/50.

– Làm sạch, khử mùi, diệt khuẩn toilet: tỷ lệ 1/50, phun  lượng vừa đủ khi lau cọ.

– Làm sạch không khí, khử mùi, kiểm soát côn trùng trong nhà: pha loãng 500 lần, phun lượng vừa đủ, làm thường xuyên.

– Khử mùi, diệt khuẩn quần áo: làm ẩm, phun

Nếu mỗi người có thể biến rác thành Enzyme, chúng ta có thể bảo vệ tầng ozone được sống trong môi trường không ô nhiễm, thực phẩm sẽ không bị độc tố. G.E có thể sử dụng trong mỗi gia đình. Nếu mỗi gia đình biết dùng GARBAGE ENZYME để thay thế các chất tẩy rửa hóa học, sẽ có nhiều G.E được chảy vào cống thải, chúng sẽ làm sạch các DÒNG SÔNG, BIỂN, BẢO VỆ TRÁI ĐẤT vì trong đó chứa một hệ vi sinh vật hữu hiệu thân thiện với môi trường.

E.LƯU Ý

  1. THÙNG CHỨA: Không sử dụng dụng cụ chứa bằng thủy tinh hoặc kim loại tính co giãn thấp, nên dùng loại nhựa.
  2. Rác để làm cho enzyme không bao gồm giấy, nhựa, kim loại hoặc vật liệu thủy tinh. Để hỗn hợp có mùi thơm bạn có thể thêm vỏ cam, chanh, bưởi hoặc lá dứa. Phần phế phẩm sử dụng để lên men không được dùng thức ăn nấu chín, dính dầu mỡ hoặc các phế phẩm có nguồn gốc động vật. Ở các vùng nông thôn có thể tận dụng phế phẩm từ nông nghiệp.
  3. Thùng chứa sau khi thêm phế phẩm còn lại 2 phần không khí / 8 phần hỗn hợp để quá trình lên men được diễn thuận lợi.
  4. Quá trình lên men sẽ tạo ra nhiều khí vì thế trong tháng đầu tiên, thỉnh thoảng bạn cần mở nắp đế áp lực hơi được giải phòng khỏi thùng chứa và dùng một chiếc giá để đẩy phần bã nổi lên chìm xuống hỗn hợp.
  5. Màu sắc lý tưởng của enzyme sinh thái là màu nâu sẫm. Nếu hợp có màu đen, hoặc bốc mùi trứng thối, mùi hôi. Cách xử lý : là bạn thêm 1 phần đường vào hỗn hợp, khuấy đều, sau đó đậy nắp lại. 1 Tháng sau là hỗn hợp sẽ lên men lại bình thường.
  6. Nó có thể có một lớp màu trắng, đen hoặc nâu trên đầu trang của các enzyme, bỏ qua nó. Nếu bạn gặp phải ruồi và ấu trùng trong thùng chứa, hãy vặn thật kín thùng chúa, các phản ứng hóa học của enzyme sẽ hòa tan một cách tự nhiên.
  7. Sau khi ủ xong bạn nên: làm tiếp mẻ mới, phần bã dùng làm phân bón cây, phần cặn thừa đổ vào nhà vệ sinh để làm sạch cống rãnh, toilet.
  8. Nếu nhà bạn không có nhiều rác để ủ thì có thể cho dần vào các thùng chứa với lượng đường và nước được ước tính trước đến khi rác vừa đủ lượng, đậy nắp lại sau 3 tháng bạn có thể sử dụng chúng. 
  9. Enzyme này không hết hạn sử dụng và để càng lâu càng tốt, các phân tử sẽ ngày càng nhỏ lại. Thỉnh thoảng bạn nên mở nắp để thoát khí cho chúng. KHÔNG BẢO QUẢN TRONG TỦ LẠNH.
  10. Nếu mỗi hộ gia đình sử dụng rác thải để sản xuất enzyme sinh thái, giảm đi lượng rác thải mỗi ngày và góp phần làm cho môi trường ngày càng sạch hơn.
  11. Những hộ gia đình làm enzyme thì muỗi và các côn trùng sẽ tự động tránh xa.
HÃY LÀM NGAY NHÉ, ĐỪNG CHẦN CHỪ !

Tham khảo thêm trên facebook của bạn Nguyễn Vy Lộc: https://goo.gl/qZZDbX

Tham khảo thêm nguồn tài liệu tiếng Anh: https://justlifeshop.com/turn-garbage-into-enzyme/

Video: Dr. Joean Oon: Greening the Earth with the Garbage Enzyme

——————

Bavan.vn – Ân cần chia sẻ