1.Nguyên nhân ho:

Có nhiều nguyên nhân như trào ngược dạ dày, viêm xoang chảy dịch xuống cổ, có vật lạ rơi vào đường hô hấp, nhiễm lạnh…nhưng chủ yếu là do…nhiễm lạnh, nghĩa là khí lạnh xâm nhập vào người. Cho nên phòng và trị đều dựa theo nguyên lý đẩy khí lạnh ra ngoài, bồi bổ để tăng sức đề kháng, sát khuẩn, kháng viêm…

Nếu bị ho do trào ngược thì cần xử lý vấn đề của hệ tiêu hóa chứ không xử lý vấn đề ở hệ hô hấp thì mới hết ho.

2.Phòng
– Ăn uống đa dạng, mùa nào thức nấy, thực phẩm địa phương, thuận tự nhiên để đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng âm dương, nâng cao sức đề kháng
– Chú ý chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ để điều chỉnh cân bằng bằng cách hàng ngày theo dõi phân, nước tiểu của trẻ, lượng thức ăn, chất lượng giấc ngủ
– Cho trẻ vận động nhiều, chạy nhảy, nô đùa…
– Cho trẻ gần gũi với thiên nhiên
– Ngủ ở nơi thoáng mát, tránh hướng gió trực tiếp
– Chuẩn bị sẵn khăn bông khô để lau mồ hôi trộm (đầu, lưng…), khi trẻ ngủ thỉnh thoảng phải kiểm tra, thấy có mồ hôi là lau ngay kẻo ra mồ hôi nhiều trẻ dễ nhiễm lạnh
– Bật quạt vừa phải, mùa hè bật điều hòa vừa phải, không nằm trực tiếp hướng điều hòa
– Tắm sớm khi còn ánh mặt trời, mùa hè trước 5h chiều, mùa đông trước 3h chiều.
– Mặc ấm, giữ ấm cổ (huyệt thiên đột) và gan bàn chân (huyệt dũng tuyền), gan bàn tay…
– Ngâm chân nước ấm, ngâm chân với gừng + nước ấm khi trời lạnh
– Uống trà gừng/quế + mật ong/đường cát vàng cho ấm người
– Xúc miệng nước muối ấm ngày 2 lần sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ
– Dùng tinh dầu tràm, khuynh diệp pha nước tắm, trộn với tinh dầu chanh, bưởi, quýt, sả, bạc hà…để xông với đèn xông để thư giãn, sát khuẩn không khí…

3.Chữa
– Ăn củ cải trắng giúp long đờm
– Ăn chanh/quất + mật ong + đường phèn giúp giảm ho, long đờm bằng cách ngâm hoặc hấp
– Gừng: Gừng ngâm mật, gừng hấp mật, gừng cô với đường thành mứt, gừng tươi giã nhỏ bọc trong khăn bông rồi chà lên các vùng gan bàn chân, gan bàn tay, sống lưng khu vực giữa 2 bả vai, ngực
– Nếu có các loại tinh dầu tràm, khuynh diệp, chổi xể…thì sử dụng để pha nước tắm, xông với đèn xông để sát khuẩn không khí, sát khuẩn đường hô hấp, thư giãn (có thể pha với tinh dầu sả chanh, vỏ bưởi, vỏ quýt, bạc hà). Cũng có thể nhỏ lên quần áo, chăn gối, khăn quàng cổ để trẻ hít tự nhiên. Người lớn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào bát nước nóng hoặc máy xông mũi để chữa bệnh viêm xoang mãn.
– Tinh dầu gừng, gừng gió…nhỏ 1~2 giọt ra tay rồi xoa kỹ lên các vùng gan bàn chân, gan bàn tay (cẩn thận nếu trẻ có thói quen mút ngón tay), sống lưng khu vực giữa 2 bả vai, ngực…giúp làm ấm cơ thể, đẩy khí lạnh ra ngoài
– Dùng cao dán nóng (salonpas) dán vào khu vực gan bàn chân huyệt dũng tuyền (nếu xoa tinh dầu rồi thì thôi)
– Đun nước đường gừng/quế hoặc pha trà quế/gừng uống giúp làm ấm cơ thể.
– Dùng siro ho như siro La Hiên

Chú ý khi sử dụng tinh dầu:
– Hạn chế bôi tinh dầu khi chưa hiểu rõ về công dụng và cách dùng
– Không dùng khi không thực sự cần thiết

#tinhdau#tinhdauleque#chuaho#sirolahien