1.Nguyên liệu: Dùng sừng già của hươu, nai nấu thành cao nên còn gọi là Lộc giao, bạch giao, lộc giác giao. Sừng phương Đông tốt hơn sừng phương Tây.

2.Tính chất: Ngọt, bình, không độc, tính âm, vào hai kinh Can và Thận

3.Công dụng: bổ can thận âm, tiềm dương, tư dưỡng tinh huyết, sinh tinh, mạnh gân cốt. Trị các chứng hư tổn, thương tích.

4.Thành phần dưỡng chất: Trong cao ban long có nhiều thành phần dưỡng chất, bao gồm các khoáng chất, keratin, vitamin, acid amin như cytein, lencin, tyrocin, acid glutamic, arginin, alanin, lysin…

Phân tích hàm lượng acid amin có trong cao ban long là 35.14%.

5.Chủ trị: đau lưng, gầy còm, trẻ em chậm lớn, suy nhược cơ thể, đàn bà huyết bế khó có thai, rối loan kinh nguyệt, đàn ông mộng tinh, di tinh, yếu sinh lý, thổ huyết, băng huyết, chân tay đau nhức, an thai, bồi bổ sức khỏe, tăng tuổi thọ.

Theo Lý Thời Trân: “Lộc giao nướng phồng ngâm rượu uống bổ được hư lao, sinh cơ, ích tủy, béo, đẹp, trị hư lao, đi tiểu ra huyết, đàn bà khó mang thai, yên thai, trị lãnh cảm.

Theo Mậu Hy Ung: “Lộc giao vị ngọt tính ôn vào 2 kinh Túc quyết âm Can, Túc thiếu âm Thận, Thủ quyết âm Tâm bao và Thủ thiếu âm Tâm. Có tác dụng bổ trung ích khí, lợi tử chi, huyết tự chỉ, mồ hôi tự liễm. Uống nhiều Lộc giao thì khí huyết sinh chân dương đủ nên nhẹ mình sống lâu.”

Theo Hải Thượng Lãn Ông: “Cao hươu nai có tên gọi là bạch giao, bổ trung, ích khí, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, thêm tủy, nhiều thịt, tươi mặt, chủ yếu dùng trị nội thương, mệt nhọc, eo lưng đau, gầy còm, phụ nữ huyết bế, không có con, yên thai khỏi đau, thổ huyết, băng huyết, chân tay đau nhức, ra nhiều mồ hôi, ngã gãy tổn thương…Thực sự là vị thuốc rất quý.”

Theo Đỗ Tất Lợi: Thuốc bổ, bồi dưỡng dùng trong các trường hợp thổ huyết (nôn ra máu), dạ dày và ruột chảy máu, tử cung ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, đi tiểu nhiều, mồ hôi trộm, chân tay đau nhức, bổ huyết, trị gầy yếu lao lực, phụ nữ mới sinh, trẻ em gầy yếu, người ấm lâu năm, di mộng tinh nam, nam giới yếu sinh lý, dùng tốt cho mọi người, mọi lứa tuổi, đặc biệt cho người già, người suy kiệt và lứa tuổi dậy thì.

5.Liều dùng: Người lớn 5~10g/ngày. Trẻ em 2~3g/ngày.

6.Cách dùng:

– Cách 1: Nấu với long nhãn
+ Cho 100g long nhãn với 500ml nước đun sôi, sau khi sôi vặn nhỏ lửa để âm ỉ 30 phút, chắt nước ra. Thêm 300ml nước vào, đun sôi rồi lại vặn nhỏ lửa để âm ỉ 30 phút, chắt nước ra. Được khoảng 500ml nước cốt, cho vào đun sôi, bỏ 100g cao ban long vào đun tiếp, khuấy đều cho cao tan hết thì tắt bếp. Để nguội, đổ vào chai, bỏ ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
+ Mỗi ngày lấy chừng 25ml với 1 thìa cà phê mật ong, cho thêm 30ml nước ấm khuấy đều, uống lúc đói.

– Cách 2: Ngâm rượu
+ Ngâm 100g cao ban long với 1l rượu trắng tầm 35~40 độ, cao tan hết vào rượu.
+ Mỗi tối uống chừng 30ml~50ml trước khi đi ngủ.

– Cách 3: Nhai với long nhãn
+ Cắt nhỏ cao ban long thành từng miếng chừng 5g
+ Mỗi ngày nhai 5g cao với long nhãn lúc đói.