(Theo Đông y kinh điển & Khí công y đạo)

1.Tại sao bị nôn khi ăn?

Chứng ăn xong cái nôn ngay, hoặc ăn vào một lúc rồi nôn ra, Lãn Ông đều quy nguyên nhân là do Hỏa

– Ăn xong nôn ngay là do trong Vị (dạ dày) nhiệt. Thường sẽ có triệu chứng hơi thở có mùi hôi. Trường hợp này phải dùng phương pháp Thanh vị hỏa, có thể dùng: rau má, diếp cá, sắn dây, nhọ nồi, cỏ mần trầu, râu ngô, bông mã đề…

– Chứng ăn vào một lúc rồi mới nôn ra gốc là do Mệnh môn hỏa suy. Mệnh môn hỏa thuộc Thận hỏa, Thận hỏa lại sinh Tỳ (lá lách) thổ theo quan hệ ngũ hành. Bên dưới không có nhiệt để làm chín nhừ thức ăn, Tỳ không vận hóa được, Vị không thu nạp được nên dẫn tới trào ngược. Trường hợp này phải bổ Mệnh môn hỏa, nếu chỉ loay hoay chữa vào Tỳ Vị thì không trị vào gốc bệnh, không có kết quả.

Triệu chứng: Lưỡi bệu, hằn răng. Ăn xong đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nôn. Mùi như hoa quả, nặng là tiểu đường, mùi xê tôn. Cơ nhẽo.

2.Tại sao lại nhiều đờm dãi?

Lãn Ông nói, Thận thủy suy không sinh được huyết, nước tràn lên thành đờm. Đờm trong loãng và nhiều dãi trắng, nhưng cũng vì Tỳ thổ hư không ức chế được Thủy cho nên cơ chế hóa sinh đàm là ở Tỳ, gốc của đàm (đờm) là ở Thận. Điều trị đàm trong trường hợp này cần xét đến Tỳ, Thận. Nhưng cần phân biệt kỹ âm hư hay dương hư mà xử lý. Trên lâm sàng, đờm trong loãng phần nhiều do cơ chế Tỳ Thận dương hư tạo thành.

Ông phân tích thêm: Vị thu nạp cơm nước, Tỳ biến hóa năm vị. Chất trong là tinh huyết, chất đục là đờm dãi. Cho nên nói đờm mượn chất dịch ở năm vị ấy là đờm hóa sinh ở Tỳ. Thận thuộc Thủy làm chủ cả năm chất dịch, cho nên nói Thận thủy hư mà Thủy tràn lên thành đờm ấy là gốc của đờm ở Thận.

3.Quan hệ giữa đờm và khí:

Tâm chứa Thần, Thận chứa Tinh.

Tinh thần bị hao tán ở trong thì tân dịch khí huyết của cơ thể người ta không có chỗ dựa thì không tạo được Hỏa nên tân dịch biến thành đờm. Hỏa là nguyên khí trong thân thể người ta, đờm là biến chất của tân dịch, bởi chính khí hư mà không tiếp nạp được thì đã đủ tạo thành nguyên nhân gây bệnh, đâu phải đợi bệnh tà ở ngoài tới, đó là bệnh do khí hư dẫn tới. Cho nên trị đờm phải xét đến cơ chế khí hư mà có phương pháp bồi bổ thích đáng.

4.Tại sao bị ho, mửa đờm về sáng?

Lãn Ông nói, sau giờ Tý (23h~1h) thì khí nhất dương sinh, các mạch đều hướng về Phế (phổi). Tỳ hư không thu nhiếp được đờm dãi nó tràn lên phế, cho nên về sáng thì mửa đờm, ho về sáng. Người xưa nói Tỳ là nguồn sinh đờm, Phế là vật chứa đờm.

5.Phương pháp chữa trị: Kiện tỳ, Bổ thận

Chữa theo Tinh – Khí – Thần của Khí công y đạo:

5.1.Tinh

– Ăn:

+ Ăn chậm, nhai kỹ, nhai ít nhất 50 lần mới nuốt giúp tiêu hóa dễ hơn, dạ dày và lá lách làm việc ít hơn.

+ Ăn đủ ba bữa: sáng ăn no, trưa ăn ngon, tối ăn ít. Tốt nhất ăn tối trước khi ngủ 4h đồng hồ.

+ Bổ sung các thức ăn bổ máu, kiện Tỳ: các loại chè từ đỗ xanh, đỏ, đen, ý dĩ, hạt sen + đường đỏ, các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ, cam, vị ngọt…

+ Kiêng ăn mỡ, các món chiên xào, các chất cay nóng, chất kích thích, rượu bia, các thức ăn nhiều đạm, các món ăn mà bạn thấy đầy bụng, đồ chua, lạnh.

+ Khi đói, cồn cào khó chịu nên ăn bánh mì, bánh đa để thấm dịch vị.

+ Không ăn uống đồ công nghiệp như bim bim, bánh kẹo, nước ngọt, mì tôm…

– Uống:

+ Buổi sáng chưa ăn gì, hòa một cốc nước ấm 300ml với 3 thìa đường cát vàng, hoặc mật ong nếu bị viêm loét dạ dày.

+ Uống đủ nước, trung bình 1.5l/ngày (bao gồm cả nước canh, trà…)

– Thuốc:

+ Bài thuốc Đông Y đặc trị: Ngũ linh tán (Bạch truật, bạch linh, trư linh, trạch tả, quế chi…)

+ Thuốc bổ máu Đông Y, B12 của Tây Y

+ Thuốc bổ thận: Cao ban long

5.2. Khí

– Uống 3 thìa đường cát vàng và Tập “Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng” làm theo hướng dẫn mỗi lần 200 cái, ngày 3 lần sau ăn 30p. Giúp chuyển hóa thức ăn để thức ăn không bị chứa lâu trong bao tử nên không sợ bị loét bao tử, giúp làm tăng áp huyết và thân nhiệt làm tan đàm: https://www.youtube.com/watch?v=Dlckd3pp_Zc

– Sau đó tập Nạp khí trung tiêu 5 lần làm mạnh Gan, Thận, tăng huyết áp: https://www.youtube.com/watch?v=N08fP1NDHjw&t=70s

– Lạy Phật 15~30p giúp Thận khỏe, lưu thông khí huyết toàn thân: https://www.youtube.com/watch?v=B_U1xdV-Vfc&feature=youtu.be

– Ngoài ra cần kiên trì tập môn thể dục nào đó như: chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi…

5.3.Thần

– Ngồi thiền hàng ngày, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý

– Nên đi ngủ sớm trước 22h để dưỡng Gan, Mật và dậy sớm trước 5h để tập thể dục dưỡng Phổi

– Tập cho mình thói quen suy nghĩ tích cực, duy trì tâm trạng thoải mái, vui vẻ