H1:Mấy tháng nay lang thang, thấy các giáo sĩ vùng internet bàn tán sôi nổi về con, về cây. Thấy người ta nói về Con mà không-phải-từ-Con, nói về Cây mà không-phải-từ-Cây. Mà từ cái cái mồm để ăn, cái mũi để thở?

H2:Tức là mình đang ở EGO phải không anh?

H1:Các quan điểm của mình đọc được đều rơi vào chủ nghĩa vị nhân, (anthropocentrism), tức là xem cây cối, con vật và môi trường chung quanh như là một dụng cụ, một tài sản thuộc quyền sở hữu tối cao của con người, vì con người. Con người được đôn lên hàng cao nhất, muốn làm gì với chúng thì làm. Chúng được sinh ra là để phục vụ con người.

Mà họ không xem cây, con, vạn vật chung quanh có giá trị NGANG BẰNG với con người. NHƯ con người. Con người là một sản phẩm của Mẹ Tự Nhiên, vạn vật cũng là sản phẩm của Mẹ Tự Nhiên, vì thế con người cũng cần ứng xử bình đẳng với anh em song(đa) sinh của mình.

Chẳng hạn quan điểm “bảo vệ cây xanh để bảo vệ môi trường sống” là một quan điểm vị nhân, vì lợi ích của con người, vì sự sống của con người. Chứ không phải vì yêu thương hay tôn trọng cái cây đó mà bảo vệ, đây là điều rất khác biệt. Deep Ecology của Arne Næss khởi xướng năm 1972 thể hiện xu hướng này.

H2:Phe bảo vệ là ECO, phe chặt là EGO ở ta chưa có phe THEO . Em hiểu thế đúng chưa anh nhỉ?

H1:à không, tất cả các phe đều là Ego chứ  cả người chặt lẫn người bảo vệ nó cũng đang rơi vào Ego. May mà mình copy được cái hình này trên mạng, cho mình rất nhiều thông tin. Chú ý cái hình THEO là trái tim, con người ở dưới cùng.  Hay phết đấy chứ H? Ego là bản ngã, là cái tôi. ECOlogy là sinh thái. THEOlogy là thần học.