TẤT TẦN TẬT VỀ TÁO BÓN TRẺ EM

PHẦN 1: NGUYÊN NHÂN TÁO BÓN


1.1.Nguyên nhân táo bón đối với trẻ sơ sinh

Các bé bú mẹ táo bón do sữa mẹ nóng quá (Huyết nhiệt). Gái đẻ mất máu, người yếu do vượt cạn lại cho con bú nên huyết hư gây táo bón ở mẹ hoặc có khi không táo bón nhưng người rất nóng, mỗi khi cho con bú người bốc hỏa. Trẻ bú sữa mẹ này sẽ bị táo bón.

Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón do sữa công thức khi chế biến từ sữa tươi thành bột làm biến đổi tính chất từ mát sang ấm, nóng của sữa. Đồng thời một số chất bổ sung vào sữa cũng gây nóng.

1.2.Nguyên nhân táo bón đối với trẻ lớn

Trẻ em táo bón phần nhiều do chứng âm hư, âm hư sinh nội nhiệt tức nóng trong, biểu hiện là Đạo hãn: ra mồ hôi lúc ngủ, lúc vào giấc ngủ trằn trọc, lăn bên nọ, quay bên kia, mồ hôi ra ướt đầu, lưng.

Khi ra mồ hôi cơ thể giảm nhiệt, lúc này chỉ cần có tý quạt hoặc đến nửa đêm gần sáng trời lạnh, hơi lạnh ngấm vào phổi gây viêm VA, viêm phế quản, rồi lại dùng kháng sinh chữa viêm, kháng sinh càng làm cho cơ thể nóng càng làm cho cái vòng luẩn quẩn này thêm nặng nề!

Âm hư người gày, da nóng, tóc thưa, xơ, không đen, không mượt, nước tiểu vàng, mùi khai nồng nặc, phân mùi thối khẳn. Các cháu âm hư hễ hoạt động là ra nhiều mồ hôi.

Phế nhiệt truyền xuống Đại tràng (Phế Đại Biểu Lý) gây nóng đại tràng làm phân bị khô đồng thời hại khí nên khó đẩy phân ra, phân tích lại lâu ngày làm phình đại tràng nên càng khó ỉa, phân to như phân người lớn thậm chí to hơn.

Can (gan) do dùng kháng sinh nhiều phát nhiệt truyền xuống Đại tràng theo cơ chế Can Đại tương thông cũng là nguyên nhân gây táo bón. Biểu hiện của chứng này gây quặn đau trước khi đi ngoài, các cháu sơ sinh hay khóc, uốn éo khi buồn đi ngoài.

Nguyên nhân gây táo bón do ăn quá nhiều chất bổ béo, do người lớn ép trẻ ăn, thức ăn nhiều vượt quá khả năng tiêu hóa của bé gây phát nhiệt. Các thức ăn gây nóng: Mỳ ăn liền, Bim bim, Bột dinh dưỡng, đồ nướng, đồ chế biến sẵn như xúc xích, bánh kẹo, trà sữa, nước giải khát có ga, nước uống đóng chai…

PHẦN 2: ĐIỀU TRỊ & PHÒNG NGỪA

Bất luận bé bao nhiêu ngày, tháng tuổi việc cần làm đầu tiên là tạo thói quen đi ngoài buổi sáng từ 5-7h, đó là giờ Mão, khí của Đại tràng vượng dễ đi ngoài nhất. Các mẹ chịu khó 1-2 tuần xi cho bé đi ngoài là thành thói quen. Đi ngoài đúng giờ Mão tốt cho cả đời người vì không bị mắc bệnh ngộ độc do phân tích tụ.
Trước khi đi ngoài cho bé uống nước ấm với ít mật ong và xoa bụng theo chiều kim đồng hồ 20-30 vòng để kích thích đi ngoài.

2.1 Đối với bé bú mẹ hoàn toàn

– Mẹ cần uống thuốc để trị huyết hư, huyết nhiệt gây táo bón, thường dùng bài Thập toàn đại bổ thêm Đào nhân, Hồng hoa, (bổ huyết, nhuận tràng), Nhục thung dung (bổ thận+ nhuận tràng), Huyền sâm, Mạch môn, Bạch mao căn (mát huyết).

– Nước uống có thể dùng thêm Chè Vằng, Chè Đắng.
– Thức ăn nên thêm vừng đen vừa bổ thận vừa nhuận tràng.
– Các mẹ cố gắng ăn ngày 100g rau ngót vừa bổ huyết vừa tiêu độc.

Không nên dùng các loại rau, thuốc nhuận tràng dễ hỏng tiêu hóa như rau đay, mồng tơi, phan tả diệp, đại hoàng…

2.2 Đối với các cháu đã cai sữa

– Giảm chất đạm động vật để giảm sinh nội nhiệt, tăng cường chất tinh bột của ngũ cốc nấu với nước mắm truyền thống vừa mát cơ thể vừa đủ chất đạm cho bé (nước mắm= Cao cá). Đặc biệt quan trọng đối với các bé phân thối khẳn, nước tiểu nặng mùi. Nước mắm công nghiệp không có chất dinh dưỡng lại tồn dư nhiều hóa chất độc hại cho cơ thể.


– Rau nên ăn các loại có nhớt như rau đay, mồng tơi.
– Nên ăn các hạt có dầu giúp cho tiêu hóa tốt như Đào nhân, Hạnh nhân, Vừng, Kê…
– Hoa quả nên dùng quả Bơ, Dưa hấu, Chuối tây, Chuối lá (không nên dùng chuối tiêu vì nhiều axit), Cam, Bưởi, Lê, Nho, Thanh long…

– Các cháu ăn cơm nhất thiết phải tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ.

– Các cháu huyết hư, huyết nhiệt nên dùng bài Tứ vật Đào Hồng + Chỉ xác
– Các cháu âm hư nên trọng dụng bài Lục vị hoàn gia Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác. Nếu quặn đau bung thêm Binh lang.
– Hạn chế tối đa dùng các vị nhuận tràng mạnh như phan tả diệp, đại hoàng, mang tiêu.

– Cao bát tự đặc trị bệnh trẻ em ngày 1-2 lần mỗi lần 5g uống với 5g Long nhãn trị táo bón hiệu quả: https://bit.ly/2LWLNnV

Tiêu chí đi ngoài bình thường: ngày đi một lần tốt nhất vào buổi sáng từ 5h~7h, phân có khuôn, màu vàng, thối bình thường.

PHẦN 3: XOA BỤNG TRỊ TÁO BÓN

Đại tràng (Ruột già) là nơi chứa phân, nó nối với ruột non ở dưới hố Chậu bên Phải vòng lên trên đến ngang rốn thì đi ngang Rốn sang bên trái rồi đi xuống Trực tràng theo chiều kim đồng hồ (xem hình vẽ).

Vì vậy xoa Đại tràng chiều kim đồng hồ 20-30 vòng để kích thích đi ngoài rất hiệu quả:

– Xuất phát từ hố chậu bên Phải lấy Cườm tay miết kéo thẳng lên đến ngang rốn rồi miết thẳng sang ngang (qua Rốn) sang bên trái đến bờ xương chậu miết xuống rồi miết 1 cung tròn sang hố chậu phải theo vị trí của Đại tràng nằm trong ổ bụng (xem hình vẽ).

– Lực ấn vừa phải sao cho có cảm giác hơi tức và giữ lực ấn cho đều trong quá trình xoa bụng.

– Nên thực hiện xoa bụng trước khi đi ngoài, tốt nhất vào giờ Mão từ 5g-7g sáng, xoa khoảng 1 tuần là có tác dụng không những nhuận tràng mà còn phòng và chống chứng CO THẮT ĐẠI TRÀNG, mọi bệnh của Đại tràng nữa!

PHẦN 4: THỤT TÁO BÓN AN TOÀN

Khi bị táo bón nếu chưa chữa khỏi bệnh (gốc bệnh), dùng thuốc Tây hoặc thuốc Đông y để nhuận tràng (chữa ngọn) đều có hại cho ống Tiêu hóa vô hình chung làm nặng thêm bệnh.

Nếu thụt bằng nước hoặc thuốc sẽ hại đại tràng do tiêu mất lớp màng nhầy của đại tràng. Vì vậy nên sử dụng biện pháp thụt an toàn bằng hỗn hợp Mật ong và Dầu ăn mỗi thứ 5-25ml (cháu bé lượng ít, cháu lớn lượng nhiều), trộn đều đun ấm rồi dùng Bơm tiêm 50ml bơm vào hậu môn của trẻ. Hỗn hợp này vừa kích thích tăng co bóp trực tràng vừa bôi trơn thành ruột và dưỡng ruột già, sau khi bơm vài phút sẽ đi ngoài được.

Mật ong

Dầu thực vật

Chú ý: trước khi bơm nên bôi trơn đầu bơm và lỗ hậu môn, khi bơm nhớ bơm từ từ.

Chúc các bạn thành công!

Người chia sẻ Lương y: Nguyễn Quốc Hùng (0913.234.610)

Các bạn có thể tham gia nhóm Tiểu nhi bát tự để cập nhật các thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe cho con em mình theo Đông y kinh điển: https://www.facebook.com/groups/Tieunhibattu/