Kinh nguyệt thể hiện sức khỏe của người phụ nữ.

*Tiêu chuẩn kinh nguyệt của một người khỏe mạnh:
– Vòng kinh: 28 +-7 ngày
– Số ngày có kinh: 3 ngày
– Lượng: 50~80ml
– Sắc: đỏ tươi (Ok), nhợt(huyết hư, hàn), đen (nhiệt), màng nhầy (thấp), cục (ứ), khí hư (thấp)
– Đau: bụng (do khí), lưng (do thận), ngực (bầu vú do dạ dày, đầu vú do gan), đau đầu (tuỳ theo khu vực thuộc đường kinh nào: thái dương vùng thái dương, dương minh vùng trán, thiếu dương vùng sau tai, quyết âm vùng đỉnh đầu, thiếu âm trong não)
– Đại tiện lỏng (do thấp)
– Hay cáu gắt (do gan)
– Đau trước kỳ kinh: Do huyết ứ, khí trệ
– Đau sau kỳ kinh: Khí huyết hư, mất huyết

*Cần phân biệt hàn – nhiệt, hư-thực để có phương pháp điều trị:

– Hàn: vòng kinh đến chậm, sắc nhợt, sợ gió, môi nhợt
– Nhiệt: vòng kinh đến sớm, huyết nhiều sắc tía, dấu hiệu nhiệt
– Hư: Huyết ít, nhớt, hư chứng, rít, đau không trướng
– Thực: huyết nhiều, đau trướng
– Nếu thêm đau cơ: do phong tà

*Chú ý:
– Kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe của chị em. Tính nữ thuộc âm, máu thuộc âm, nên phụ nữ cần để ý bồi bổ máu. Gan trữ máu, nên chị em cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, không nên cáu giận hại gan là hại máu. Máu tốt, lưu thông thì da trắng, dáng thon, ngực mông căng tròn, tóc đen mắt sáng, môi đỏ mày đen không cần xăm môi, xăm mày, phẫu thuật nọ kia.
– Vào kỳ kinh chị em nên mặc kín, ấm, không mặc váy ngắn, hở chân -vai – lưng – cổ – ngực, ăn uống giữ gìn, không nhậu nhẹt, sử dụng chất kích thích, không làm việc nặng, ngồi điều hoà lạnh…
– Các bé gái có triệu chứng kinh nguyệt không đều, không bình thường phải khám, chữa trị ngay và chữa càng sớm càng tốt, còn dễ chữa. Nếu không để ý lớn dễ dẫn tới vô sinh, khó chữa.
– Cần ăn uống, tập luyện, thư giãn hợp lý để hệ tiêu hoá (Tỳ vị) tốt thì khí huyết tốt, kinh nguyệt đều.

*Chị em nên nhớ: Khoẻ thì tự khắc đẹp! Yếu thì mỹ phẩm, phẫu thuật kiểu gì cũng không lại, lâu dài chỉ càng thêm xấu.

#khoeladep #khoeautodep

—————–
Chú thích:

Thấp trong Đông Y có nghĩa là gì:

Thấp là một loại khí ẩm trong tự nhiên, “thấp” ở trong “áp thấp nhiệt đới”, “thấp khớp”, “phong thấp”…Trong Đông y khi gọi là bị thấp thì cơ thể nhiều đờm dãi, chất nhầy, béo nhiều mỡ, cơ thể chậm chạp, ù ì kém linh hoạt, lưỡi bệu, nhơt nhạt…Nguyên nhân chủ yếu do tỳ hư, là ăn mà cơ thể không chuyển hóa được, thường do ít vận động, tập luyện.

Đặc tính của thấp.
– Thấp hay gây ra chứng nặng nề như đau khớp chân tay mình mẩy nặng nề, cảm mạo do cảm lạnh kèm thêm thấy mỏi nhừ toàn thân.
– Hay bài tiết ra các chất đục (thấp trọc), như đại tiện lỏng, nước tiểu đục, chảy nước đục trong bệnh chàm.
– Thấp hay gần dính, nhớt: miệng dính nhớt, tiểu tiện khó (sáp) khi gây bệnh khó trừ được nên hay tái phát như phong thấp.
– Thấp là âm tà hay làm tổn thương dương khí, gây trở ngại cho khí vận hành.
– Thấp làm dương khí của tỳ vị bị giảm sút, ảnh hưởng đến sự vận hoá thuỷ thấp gây chứng phù thũng, ảnh hưởng đến vận hoá đồ ăn gây các chứng bệnh về tiêu hoá như nhạt miệng, ăn kém, đầy bụng, ỉa chảy, mót rặn.